Hướng dẫn các bước cơ bản thi công sơn lại nhà cũ

Đăng bởi Hưng Gia Bình vào lúc 06/05/2020

Hướng dẫn các bước cơ bản khi thi công sơn lại nhà, sơn tường, sơn phòng

Tết đến, xuân về, gia đình tụ họp sum vầy cũng là lúc mọi người trong gia đình cùng nhau dọn dẹp, sửa soạn, sơn sửa lại nhà cửa... Hôm nay, vatlieuxaydung24h.vn xin chia sẻ đến Quý khách hàng bài viết “Hướng dẫn các bước cơ bản khi sơn sửa lại ngôi nhà”, huy vọng bài viết sẽ giúp ích cho những ai đang có nhu cầu sơn sửa lại bức tường cũ kỹ của ngôi nhà, khoác lên nó màu sắc tươi mới sang trọng chuẩn bị sắc xuân đón tết, gia đình sum họp chung vui.

“Tự sơn lại nhà” - một ý tưởng khá hay! Đây là một công việc thú vị phải không? Theo tôi nghĩ, dù kết quả có đẹp như các thợ sơn chuyên nghiệp hay không, nhưng có đủ anh em, con cái cùng sơn sửa lại ngôi nhà là một công việc đầy ý nghĩa nhân văn, để lại nhiều kỷ niệm cho các thành viên trong gia đình.

Theo Công ty Vật Liệu Xây Dựng Đà Nẵng | VLXD Hưng Gia Bình, khi sơn nhà, gia chủ nên tham khảo những bước cơ bản mà chúng tôi gợi ý dưới đây để có được sự chuẩn bị tốt nhất mang đến vẻ đẹp hoàn hảo cho ngôi nhà sau khi sơn.

Trước khi bắt đầu, hãy dùng vải bọc kín đồ đạc và che đậy sàn nhà thật cẩn thận, tháo dỡ các món trang trí trên tường và phích cắm điện. Bạn cũng đừng quên vạch ranh giới cho khoảng tường bạn định sơn lại. Và nhớ mang kính bảo vệ mắt nhé (nếu có).

I. Chuẩn bị bề mặt tường trước khi sơn nhà.

Để lớp sơn phủ hoàn thiện đạt được hiệu quả cao, công tác chuẩn bị bề mặt thi công rất quan trọng. Tường được xây tô xong sau 21 ngày mới tiến hành thi công phần sơn, thời gian này được gọi là thời gian bảo dưỡng tường, để cho các tạp chất bị nhiễm khuẩn có trong gạch, đá, hồ vữa tự phân huỷ và cho bề mặt thi công ổn định.

Kiểm tra và tiến hành chống thấm cho tất cả các bề mặt thi công bị thấm nước như bồn bông, họp gen... Nhất là những bề mặt ngoại thất như sàn bê tông, mặt dựng, phải được xử lý thật kỹ từ hai mặt, từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài.

Bề mặt tường hoặc sàn sạch là bề mặt không còn bụi bẩn, dầu mỡ, rong rêu, bụi phấn, bong tróc... hay bất kỳ yếu tố nào làm giảm độ bám dính của màng sơn.

Độ ẩm của tường không quá 15%, độ ẩm cao là nguyên nhân chính gây ra sự xuống cấp của màng sơn một cách nhanh chóng như phồng rộp, bong tróc, màu sắc loang lỗ... Trong kỹ thuật gọi là hiện tượng cháy kiềm. Trường hợp không có máy đo, nên chờ tường khô từ 3 - 4 tuần kể từ sau khi tô hồ, trong điều kiện thời tiết khô ráo. 

Bề mặt thi công phải đạt được độ bằng phẳng cần thiết trước khi trét mastic. Lớp trét mát tít dày quá 3mm sẽ dẫn đến hiện tượng nứt, bong tróc và làm biến dạng màu sơn.  

II. Lựa chọn màu sắc sơn thích hợp.

Màu sắc của sơn gồm một số màu gốc, các màu khác có được là do pha chế từ màu gốc. Tất cả các hãng sơn hiện nay đáp ứng được bảng màu để gia chủ lựa chọn. Màu sơn trên lý thuyết của các hãng cơ bản giống nhau. Màu thực tế tùy thuộc vào chất lượng sơn, chất lượng thi công và hệ thống sơn lựa chọn của gia chủ.

Sơn hiện nay có rất nhiều chủng loại, nhãn hiệu nhưng phần lớn là sơn gốc nước. Gia chủ cần xác định được tông màu trang trí, sau đó căn cứ vào điều kiện đầu tư để đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm sơn.

Màu sắc – chất lượng – chi phí của sơn có quan hệ mật thiết với nhau. Chất lượng sơn phụ thuộc vào chi phí, trình độ thi công của thợ sơn và hệ thống sơn lựa chọn. Xét với cùng một màu sắc, chất lượng và chi phí tỉ lệ thuận với nhau. Các màu sắc pha chế giá cả cao hơn màu gốc nhưng không quá lớn.

III. Các bước thi công sơn nhà:

Khi tiến hành sơn một căn phòng hay tường ngoài nhà, bạn nên theo các thứ tự sau: Bắt đầu sơn từ ngoài nhà trước rồi mới sơn dần vào trong, ưu tiên sơn từ trên xuống dưới, sơn khu vực khó thi công trước rồi mới sơn khu vực dễ làm sau.

Hướng dẫn các bước thi công sơn nhà

Khi thi công sơn lại nhà, Quý khách cần tham khảo các bước sau:

- B1: Bã matit làm phẳng bề mặt:

Lựa chọn bột trét mát tít dựa vào tiêu chí về độ bám dính. Nếu bột trét có chất lượng thấp sẽ ảnh hưởng đến độ bền, tiến độ thi công và chi phí cả dự án sơn nhà. Có thể bã một lớp hay hai lớp tùy thuộc vào lựa chọn của gia chủ.

Để sử dụng bột trét một cách hiệu quả: Trộn bột/nước theo tỷ lệ phù hợp (3/1); Dùng máy khuấy đều đến khi bột đạt trạng thái dẻo đồng nhất; Trét 1 - 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 2 - 4h; Chờ 4 - 6h, sau đó tiến hành xả nhám (Nếu sử dụng bột thùng thì nên xả nhám ngay sau khi trét một thời gian ngắn, khoảng 1 - 2h); Sau khi xả nhám, chờ 1 - 2 ngày cho bề mặt bột cứng lại rồi mới tiến hành vệ sinh và sơn lót; Sau khi đã trộn, bột có thể sử dụng trong khoảng 1 - 2h. Quá thời gian này bột sẽ bị khô và cứng lại không thi công được nữa.

- B2: Thi công sơn lót:

Thi công Sơn lót có tác dụng ngăn ẩm, ngăn kiềm, chống thẩm thấu. Gia chủ cũng có thể lựa chọn sơn lót 1 lớp hay 2 lớp tùy thích.

Mọi loại sơn đều cần sử dụng sơn lót vì lớp sơn lót sẽ tăng khả năng chống kiềm (có trong vôi, xi măng...) và tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường. Mặc dù việc không sử dụng lớp sơn lót thường ít gây tác tại ngay trong quá trình thi công nhưng về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của lớp sơn phủ: Lớp phủ màu không đều, tốn nhiều sơn phủ hơn, dễ bị sự cố kiềm hoá loang lổ...

Nếu bạn không sử dụng sơn lót, bạn sẽ phải dùng nhiều sơn phủ hơn vì sơn phủ sẽ bị hút vào lớp bột trét nhiều hơn, bằng chứng là màu sơn sau khi hoàn thiện có thể đậm màu hơn so với bức tường có dùng sơn lót. Trong khi đó giá thành sản phẩm sơn lót lại rẻ hơn sơn phủ nên hệ thống có sử dụng sơn lót bao giờ cũng kinh tế hơn.

Bạn cũng không nên dùng sơn phủ trắng bình thường để thay cho lớp sơn lót vì lớp sơn này không có các tính năng của sơn lót như khả năng chống thấm, chống kiềm, tạo độ bám dính cao và tạo sự nhẵn mịn cho bề mặt; nên có thể sẽ dẫn tới tình huống màu sơn bị loang lổ, bị bong tróc hay bề mặt sơn không phẳng đẹp và đồng màu.

- B3: Thi công sơn phủ: Tác dụng bảo vệ và trang trí.  

Sơn phủ 2 lớp hoàn thiện bằng sơn CR7 (nên sử dụng sơn SHIELD hoặc SATIN 5in1 nội thất và sơn SMART ngoài trời), thời gian lớp 1 cách lớp 2 là hai giờ.

Nếu chỉ sơn 1 lớp thì hầu như không thể đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Sơn không đều màu và không che lấp được lớp nền. Nếu sơn 1 lớp thật dày để che lớp nền thì mặt sơn sẽ không đẹp (và không bền) so với sơn 2 lớp mỏng hơn.

IV. Dặm vá và sơn lại tường nhà:

Quý khách hàng khi tiến hành dặm vá sơn, cần lưu ý các điểm sau:

Kiểm tra đúng mã số màu sơn (rất dễ nhầm màu nếu chỉ nhìn màu trên tường rồi mua sơn để dặm vá lại).

Lăn sơn đều và nhẹ tay, tán đều sơn ra những vùng xung quanh miếng dặm vá. Lưu ý rằng cho dù dặm vá kỹ thế nào đi nữa thì vết dặm vá vẫn có một chút khác biệt nhỏ so với mảng tường còn lại. Sự khác biệt này dễ thấy nhất khi nhìn nghiêng hoặc dưới ánh đèn. Lý do vì vị trí xung quanh chỗ dặm vá, số lớp sơn là 3 - 4 lớp so với 2 lớp ở những chỗ còn lại và độ dày của 4 lớp sơn khác với độ dày của 2 lớp sơn, dẫn đến sự khác độ bóng cũng như khác màu với khu vực không dặm vá.

Tuyệt đối tránh dặm vá với các loại sơn bóng vì sơn bóng sẽ rất dễ lộ vết dặm vá.

Để công việc thi công tối ưu, trước tiên chỉ nên sơn công trình với 1 lớp phủ. Sau khi hoàn tất việc lắp đèn, điện, cửa... hay dặm vá những chỗ tường hỏng do khuân vác đồ nặng thì mới tiến hành sơn nước thứ 2 để hoàn thiện cho toàn bộ công trình.

Thông thường khi bạn sơn lại nhà sẽ không cần trét lại bột mát tít. Tuy nhiên nếu có một số vị trí tường cũ không bằng phẳng hay bị nứt lớn, bị nứt chân chim thì có thể phải trét dặm để lấy lại bề mặt phẳng của tường.

Những vị trí tường mà lớp sơn cũ bị bong tróc hay bị ngấm ẩm thì phải xả bỏ lớp bột cũ, để khô tường rồi làm vệ sinh bề mặt và trét lại bột.

Vật Liệu Xây Dựng Đà Nẵng | VLXD Hưng Gia Bình – Nhà phân phối VLXD & Trang trí Nội Ngoại thất uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đà Nẵng, Hội An, Quảng Nam...

Kính chúc Quý khách An khang, Thịnh vượng!

Trân trọng.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Vật Liệu Xây Dựng Đà Nẵng | VLXD Hưng Gia Bình
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
Danh mục
facebook
messenger
zalo
hotline